bugs, birds..

equations of the future

a duo show by Lê Hiền Minh and Cam Xanh

Exhibition Dates:              October 13th 2017 – January 5th 2018

Opening Reception:        Friday, October 13th from 6:00pm – 9:00pm

L = L = L =

What does L equal? L = life, L = love, L = liberty, laughter, loss, language, legacy… By leaving the end of the equation blank, the audience is asked to decide what L might mean to them. That L also equals L only emphasises how there is not one correct answer – there is no hegemony in this world of the future. These ideas represent the two central themes of the duo exhibition between Cam Xanh and Lê Hiền Minh: freedom and femininity.

In Vietnamese, L could also refer to Lai (moths) which are nocturnal insects similar to butterflies. Put together, the silkworms contributed by Cam Xanh and the sculptural worms and birds produced by Lê Hiền Minh create their own bug and bird story, whilst simultaneously retaining their autonomy as artworks by their separate installations. Cam Xanh’s performance occurs in its own cocoon – drapes of sheer white cloth enclosing both the audience and artist in a soft, womb-like room. A comforting yet confining space, the silkworms cannot escape their perimeters, just as they are unable to free themselves from their role as silk producers. Audience like artist are complicit in the stunting of these worms’ lifecycles. The worm, with its feminine quality of the power to create, is confined to its single role that is manipulated to serve the economic goals of their owner. Their dream of flying stays merely a dream, a baited promise.

Lê Hiền Minh’s worms are similarly captured, dangling from a single tense, taught rope, hanging in a net from which the oversized worms seem to attempting to free themselves. The worms bulge, twisted as if in pain and crushed together, unable to escape from their suspended prison, weighted down by a stone statue. The statue is inspired by ancient sculptures of women that date back to as early as 25,000 BCE. Historically contextualised, the stone woman subsequently becomes an emblem for all the women that have succeeded her. The burden she carries becomes the burden of the female role in society: traditionally to be pure for marriage, to be a good wife, to make a baby, but now also to have a successful career, to make money, to fulfil all the expectations of this role. History and tradition are both inescapable for her and yet something she holds on to. The worms embody this inner turmoil, whilst the rope reveals the tension between our individual desires and external pressures.

Lê Hiền Minh’s birds fill the remaining gallery space, over five hundred individual sculptures almost identical to each other. Like an army they are poised ready, protective of the worm populations who are confined by the borders of walls, ceilings and nets equally as unnatural as the geopolitical boundaries that define countries. But natural law would see birds eating bugs; the story the exhibition tells is one that contradicts nature’s law. And so things are not quite as they seem: what appears soft is hard and vice versa. Lê Hiền Minh’s birds cannot fly and look weighty like stone yet, made from Vietnamese Dó paper, are as light as the feathers they don’t have. Cam Xanh’s installation of live silkworms meanwhile, sees moths emerging from one cocoon into another; though they have the flight Lê Hiền Minh’s birds are denied, freedom becomes an unrealised dream, a false promise from their sovereign artist.

Separated, each artwork poses a question of identity for its respective artist. The birds handmade by Lê Hiền Minh connote freedom and peace, despite their military style gathering. They sit together as a picture of unity, facing forward, ready for flight, but whether that is a flight to freedom or to fight we cannot know. The cause for their creation is less than peaceful and stems from a deep unrest within the artist who compares herself to a migrating bird. Born in the north of Vietnam only to grow up in the south makes her alien to those in both parts, a feeling only compounded by her experiences in the USA where she finds herself identifying strongly as Vietnamese yet unable to fit the traditional role of a Vietnamese woman. Identity in Lê Hiền Minh’s work is ultimately problematic and not fully knowable: there is not just one version of our self to know, just as there is not just one bird to be seen, nor a single understanding of what it means to be a woman. Her army of birds stand like herself, opposed to being forced into one meaning.

Cam Xanh’s silkworms likewise have been a recurring motif in her works as the animal she identifies most with, a feeling undeterred by her acute phobia of the creature. The exhibition is her first use of live silkworms—an act that brings the idea of casualties and mass violence to the forefront of the piece as cocoons and moths litter the room like fallen bodies in a war zone. Her performance is an act of meditation on the possibilities in life: 10,000 plus silk cocoons each inscribed with ‘L =’. The live silkworms continue to spin in their cocoons, just as Cam Xanh continues to write, both dreaming of transformation and flight. The symbolic possibility of freedom usually represented by a window is undone by the opaque blackness of the three ‘windows’ the cocoons seem to tumble from. Again, nothing is quite as it seems. Perhaps, Cam Xanh suggests, we are only meant to conceive the idea of freedom and should recognise it as an unliveable ideology, an unattainable possibility. Peering into the darkness of the windows, we cannot know what is outside, just as we cannot fully know what freedom is or if we ourselves are free.

Instead of absolute knowledge, both artists offer us the freedom to wonder…

L = L = L =

Cam Xanh’s cocoon installation is the first in MoT+++’s experimental series. The cocoon is a reoccurring symbol in the artist’s oeuvre that stems from her childhood experiences and intense silkworm phobia, but this is the first time she will work with the animal in all stages of its lifecycle development. The project has no closing date, so the room will be a place for visitors to observe the worm- to-moth transition for as long as possible. The installation is part of an innovative new project from the gallery that plans to foster more experimental works.

The exhibition follows ‘Home | Land’, a project by Lê Hiền Minh and Cam Xanh at Taiwan Annual Art Fair in September 2017.

About artists:

Lê Hiền Minh is a female artist who was born in 1979 in Hanoi and grew up in Ho Chi Minh City. She studied traditional lacquer painting at the Ho Chi Minh City Fine Art University, then transferred to and graduated from the Art Academy of Cincinnati, USA, majoring in Fine Art. Today, Le Hien Minh lives and works in Ho Chi Minh City.

Lê Hiền Minh utilizes a traditional Vietnamese handmade paper called Dó paper as her central medium. Using this material she creates large scale site specific installations.

Lê Hiền Minh, through her use of Dó Paper, offers a new perspective on a traditional Vietnamese material. In Lê Hiền Minh’s work, Dó paper acts as a bridge between contemporary and traditional Vietnamese art as well as between modern and historical Vietnamese culture.

Cam Xanh (real name: Tran Thanh Ha, b.1977) is a conceptual artist from Vietnam based in Ho Chi Minh City. She co-founded the Post Vidai Collection – the first collection dedicated to contemporary Vietnamese art – in 2004 and has acted as its Director / Curator since then. In 2014 she co-founded the Dia Projects gallery with contemporary visual artist Richard Streitmatter-Tran, and is the current Curator of the space. She began making art in 2012 under the pseudonym Cam Xanh and has exhibited internationally in both South Korea and Vietnam. Her artist name Cam Xanh, which translates as Green Orange, exemplifies the minimalist and playful nature of her works.

chim, bọ..

những phương trình tương lai

một triển lãm đôi của Lê Hiền Minh và Cam Xanh

Thời gian triển lãm:         13/10/2017 – 05/01/2018

Khai mạc triển lãm:         Thứ Sáu, 13/10/2017 từ 18:00 – 21:00

L = L = L =

L ứng với gì nhỉ? L = life (cuộc sống), L = love (tình yêu), L = liberty (tự do), laughter (tiếng cười), loss (mất mát), language (ngôn ngữ), legacy (di sản)… Bằng cách để mở vế cuối phương trình, khán giả được mời quyết định xem L có thể mang ý nghĩa như thế nào đối với họ. Nhưng L cũng chính bằng L, điều này nhấn mạnh rằng không có một câu trả lời duy nhất đúng, không tồn tại bá quyền trong thế giới tương lai. Những ý niệm này đại diện cho hai chủ đề trọng tâm trong triển lãm kép của Cam Xanh và Lê Hiền Minh: tự do và tính nữ.

Trong tiếng Việt, L  có thể chỉ Lài, một loài côn trùng đêm gần giống loài bướm. Đặt cạnh nhau, những kén tằm do Cam Xanh mang đến hay những con sâu, những con chim điêu khắc do Lê Hiền Minh tạo tác sản sinh ra câu chuyện chim-bọ riêng của chúng và cùng lúc duy trì tính tự chủ như hai bộ phận tác phẩm riêng biệt trong những sắp đặt riêng biệt. Trình diễn của Cam Xanh diễn ra trong chính tổ kén của nó, được phủ một lớp vải trắng xuyên thấu bao lấy cả người xem lẫn nghệ sĩ trong một không gian mềm mại tựa bụng mẹ. Một không gian an ấm nhưng bó buộc, những con tằm không thể thoát khỏi vạch bao, cũng không thể bứt khỏi vai trò nhả tơ của chúng. Người xem, cũng như nghệ sĩ, là đồng loã trong việc chặn đứng vòng đời của những con tằm này. Con tằm mang phẩm chất nữ với khả năng sản sinh (ra tơ) bị trói lại trong một vai trò duy nhất ấy là chịu chi phối để phục vụ cho những mục tiêu kinh tế của người chủ. Giấc mơ được bay của chúng mãi chỉ là một giấc mơ, một lời hứa mồi.

Nhưng con sâu của Lê Hiền Minh cũng bị cầm chân theo cách tương tự, chúng lủng lẳng trên một sợi thừng căng, bám trên một tấm lưới mà những con sâu ngoại cỡ này dường như đang cố tự tìm cách thoát khỏi. Những con sâu quằn mình như thể trong cơn đau, bị dồn cục với nhau, không thể thoát khỏi nhà tù treo ngang đang bị kéo chùng bởi một pho tượng. Tượng đá này lấy cảm hứng từ những điêu khắc cổ hình người nữ có niên đại từ năm 25,000 trước công nguyên trở lại. Đặt trong bối cảnh mang tính lịch sử như vậy, người nữ đá trở thành biểu trưng cho tất cả những người nữ nối tiếp cô ấy. Gánh nặng cô mang theo trở thành gánh nặng cho người nữ trong xã hội: theo truyền thống là phải trong trắng cho đến lúc lấy chồng, là người vợ tốt, sinh con để cái, và ngày nay còn thêm việc có một sự nghiệp thành đạt, kiếm được tiền, thoả mãn mọi kì vọng của vai trò này. Người này vừa không thể thoát khỏi cả lịch sử lẫn truyền thống, nhưng đó cũng là những gì cô bám giữ. Những con sâu hiện thân cho những rối rắm nội tâm này trong khi sợi thừng cho thấy màn co kéo căng thẳng giữa những khát vọng cá nhân và áp lực bên ngoài.

Các con chim của Lê Hiền Minh lấp đầy phần không gian còn lại của triển lãm, với hơn năm trăm điêu khắc riêng lẻ gần như là giống hệt nhau. Chúng tựa như một đội quân trong tư thế sẵn sàng che chở cho đàn sâu bị nhốt trong không gian bị chặn bởi những bức tường, trần, mặt lưới không chút tự nhiên như chính những đường biên địa chính trị phân định hình hài các quốc gia. Nhưng chiểu theo quy luật tự nhiên, chim ăn sâu bọ – câu chuyện kể trong triển lãm mâu thuẫn với những luật lệ trong thiên nhiên. Cũng bởi vậy, những vật thể ở đây không giống như vẻ bề ngoài của chúng: những gì trông mềm mại thực ra lại cứng và ngược lại. Các con chim của Lê Hiền Minh không thể bay, lại trông nặng nề như đá tảng, nhưng bởi chúng được làm từ giấy dó nên trên thực tế lại nhẹ tựa lông hồng. Sắp đặt tằm sống của Cam Xanh cho thấy những con mọt tằm chui từ kén này sang kén khác; mặc dù chúng được bay – điều mà những con chim của Lê Hiền Minh không thể làm – thì tự do vẫn là một giấc mơ không thể hiện thực hoá, một lời hứa hão từ phía nhà nghệ sĩ toàn quyền.

Tách ra, mỗi tác phẩm đặt ra một câu hỏi về căn tính cho người nghệ sĩ tạo ra chúng. Những con chim thủ công của Lê Hiền Minh tượng trưng cho tự do và hoà bình mặc dù được bày bố như một đội hình quân binh. Chúng ở cạnh nhau như một hình ảnh của sự đồng lòng, cùng hướng về phía trước, sẵn sàng cất cánh, nhưng là để bay đến với tự do hay bay đi chiến đấu? Ta không thể biết. Nguyên căn cho sự ra đời của chúng không mấy êm ả mà bắt nguồn từ sự bứt rứt sâu xa bên trong người nghệ sĩ tự ví mình như một con chim di cư. Sinh ra ở miền Bắc để rồi lớn lên ở miền Nam, cô cảm thấy xa lạ với người ở cả hai miền, cảm giác này càng dày thêm bởi những năm sống ở Hoa Kỳ nơi cô tự nhận diện mình như một người Việt nhưng lại không thể khớp mình vào những vai trò truyền thống của phụ nữ Việt. Căn tính trong tác phẩm của Lê Hiền Minh đến tột cùng vẫn là một vấn đề không thể tỏ tường: không chỉ có một phiên bản duy nhất của bản thể để ta tìm hiểu, cũng như không chỉ có một con chim duy nhất để ta ngắm, một cách hiểu duy nhất về thế nào là một người nữ. Đội quan chim của cô đứng đó, như bản thân cô, chống lại việc bị ép vào một ý nghĩa nhất định.

Những con tằm của Cam Xanh cũng vậy, là một mô tuýp thường gặp trong tác phẩm của cô, là loài vật cô cảm thấy tương đồng nhất với căn tính của mình, cảm giác này không bị nỗi sợ của cô với chính sinh vật ấy lấn át. Triển lãm là lần đầu tiên cô dùng tằm sống – một hành vi đẩy bật lên ý niệm về thương số và thảm sát với những chiếc kén và những con mọt tằm tung toé khắp sàn như những thi thể trong vùng chiến trận. Trình diễn của cô là một suy ngẫm về những khả thể trong đời sống: hơn 10000 kén tằm mỗi kén đều được khắc/viết dòng phương trình ‘L =’, dòng phương trình của tương lai. Những con tằm sống tiếp tục xoay tơ trong kén, cũng như Cam Xanh tiếp tục viết, cả hai đều mơ về sự chuyển hoá, về thời điểm cất cánh tung bay. Ô cửa sổ vốn thường là biểu tượng cho khả năng của sự tự do; nhưng ở đây ý nghĩa trình hiện thường thấy của hình ảnh này đã bị gỡ bỏ: kén tằm dường như túa ra từ ba ‘ô cửa’ đen đặc. Một lần nữa, mọi thứ không thực sự như vẻ bề ngoài. Cam Xanh đề xuất rằng có lẽ chúng ta chỉ có thể tiếp nhận ý niệm về sự tự do mà thôi và nên nhận ra rằng tự do đích thực là một tư tưởng không thể trải nghiệm, một khả năng không thể đạt được. Dõi nhìn bóng tối bên kia các ô cửa, ta không biết được điều gì ở bên ngoài kia, cũng như không thể hoàn toàn biết được tự do là gì hay bản thân ta có tự do không.

Thay vì định nghĩa tuyệt đối, cả hai nghệ sĩ trao ta quyền tự do suy tư…

L = L = L =

Sắp đặt kén tằm của Cam Xanh mở màn cho chuỗi thử nghiệm của MoT+++. Tổ kén là biểu tượng thường gặp trong các tác phẩm bắt nguồn từ trải nghiệm tuổi thơ và chứng sợ tằm cực độ của nghệ sĩ; tuy nhiên, đây là lần đầu tiên cô đưa tất cả các giai đoạn trong vòng đời con tằm vào tác phẩm của mình. Dự án không định ngày khép lại, bởi thế người xem có thể tới đây quan sát quá trình lột xác từ sâu tằm thành ngài trong thời gian dài nhất có thể. Sắp đặt là một phần của dự án mới khuyến khích các nghệ sĩ tìm tòi những phương thức làm việc ít truyền thống hơn.

Đây là triển lãm tiếp nối ‘Nước | Nhà’, một triển lãm đôi của Lê Hiền Minh và Cam Xanh tại Hội chợ Nghệ thuật Thường niên Đài Loan (Taiwan Annual Art Fair) diễn ra vào tháng Chín năm 2017.

Về các nghệ sĩ:

Lê Hiền Minh là một nghệ sĩ nữ sinh năm1979 tại Hà Nội và lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh. Cô học vẽ tranh sơn mài truyền thồng tại Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, sau đó chuyển tiếp sang và tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Cincinnati, USA, khoa Mỹ thuật. Hiện giờ, Lê Hiền Minh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Hiền Minh sử dụng giấy Dó – một loại giấy thủ công truyền thống của Việt Nam – như là phương tiện trung tâm tạo nên những sắp đặt với quy mô lớn.

Qua việc sử dụng giấy Dó, cô đưa ra một quan điểm mới về vật liệu truyền thống Việt Nam. Trong tác phẩm của cô, giấy Dó đóng vai trò là cầu nối giữa nghệ thuật đương đại và truyền thống Việt Nam cũng như giữa văn hoá Việt Nam hiện đại và lịch sử.

Cam Xanh (tên thật: Trần Thanh Hà, sinh năm 1977) là một nghệ sĩ ý niệm Việt Nam, hiện đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đồng sáng lập Bộ sưu tập Post Vidai – bộ sự tập dành cho nghệ thuật đương đại Việt Nam đầu tiên – vào năm 2004 và giữ vai trò là Giám đốc/ Curator kể từ đó. Vào năm 2014 cô đồng thành lập không gian nghệ thuật Địa Projects với nghệ sĩ thị giác đương đại Richard Streitmatter-Tran, và hiện giờ là curator cho không gian này. Cô bắt đầu sáng tác nghệ thuật vào năm 2012 dưới nghệ danh Cam Xanh và đã triển lãm quốc tế tại Hàn Quốc và Việt Nam. Nghệ danh của cô là Cam Xanh thể hiện bản chất tối giản và vui đùa trong các tác phẩm của cô.