“The entire Vietnamese people are determined to mobilize all their physical and mental strength, to sacrifice their lives and property in order to safeguard their independence and liberty.”
– ‘Declaration of Vietnamese Independence’, Ho Chi Minh, Hanoi 1945.

Le Quy Tong is a child of modern Vietnam; born in 1977 in Hanoi, two years after the fall of Saigon to Viet Cong troops marked the beginning of the Vietnam’s reunification. He is part of the first generation of Vietnamese in over 150 years to have suffered neither colonial rule nor war, so it is no wonder his work deals with the legacies of this struggle.

Tong’s latest exhibition True Gold, comes after the success of his comeback show True Blue. Following a period of depression, his return to Vietnam’s contemporary art scene marks a new era for the artist in both style and subject. Sourcing images from mass media and archives, Tong’s latest works transcends time and dissolves borders in a global study of political discord.

Chronologically, True Gold begins with the triumphant 1945 August Revolution in Vietnam and ends with a dissident protestor at the 2014 Hong Kong Umbrella Revolution. The intermediate images reflect a widening gyre of unrest and revolutionary sentiment spanning the last seventy years, including photographs from the 1968 international anti-war protests and Total Freedom / anti-globalisation protest at the 2007 G8 summit. They appear faded, emphasising this passing through time and our removal from the original experience. Tong’s manipulations of each image create heavy distortions and eschew any clear reading of events. What we are left with is our own interpretation.

Detached from their separate narratives, Tong re-contextualises the photographs in a unified presentation of disparate movements. Splotches and stains accentuate the exhibition’s historical tone, while fluid patterns and recurring geometric grids emerge to give a sense of movement and flux. Layers of oil paint become a visual representation for the layers of meaning observers can read into his work, and ultimately compound a feeling of confusion. Texts throughout the work are reversed and pixelated, suggestive of information, true or false, filtering at first through people, then generations, and finally into the present. Identities of people in the photographs are obliterated, and large groups reduced to expressive shapes and lines, as Tong’s focus rests not on the individual but the effectiveness of our collective power.

In this manner, Tong’s new works address themes of memory, trauma and false truths; together they ask us to reexamine the contemporary, posing the question of what has been lost and gained with each fight. The words ‘freedom’ and ‘peace’ recur throughout the exhibition, not only encouraging us to consider a true meaning for each term, but, included alongside the recurring motif of gold, to also weigh up what sacrifices they are worth.

Location: Saigon Domaine, Ground Floor, 1057 Binh Quoi, Ward 29, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
Trích từ “Bản tuyên ngôn độc lập” Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Hà Nội năm 1945.

Lê Qúy Tông, một người con của xã hội Việt Nam hiện đại, sinh năm 1977 tại Hà Nội, hai năm sau sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Anh thuộc thế hệ người Việt đầu tiên trong suốt hơn 150 năm sống không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực dân và chiến tranh. Vì thế, các tác phẩm của nghệ sĩ phản ánh những khó khăn trong khoảng thời gian này.

Bộ sưu tập “Vàng Ròng” là sự nối tiếp của “Lam”, đánh dấu quan trọng cho sự trở lại đầy thành công của Tông. Sau một thời gian của những khoảng trầm, Lê Quý Tông quay lại với nghệ thuật đương đại với một phong cách sáng tác và chủ đề nghệ thuật mới. Từ những hình ảnh truyền thông đại chúng và nhiều nguồn lưu trữ khác nhau, Tông đưa người xem thoát khỏi giới hạn thời gian và địa lý để đề cập về vấn đề xung đột chính trị trên toàn thế giới.

Bộ sưu tập “Vàng Ròng” giới thiệu các sự kiện theo thứ tự thời gian từ chiến thắng Cách mạng tháng 8 vẻ vang năm 1945 tại Việt Nam cho tới cuộc biểu tình thuộc “Cách mạng ô dù” năm 2014 tại Hồng Kông. Những tác phẩm còn lại cũng tập trung nói về những quan điểm cũng như làn sóng cách mạng lan tỏa kéo dài trong suốt 70 năm qua. Đó là hình ảnh về những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh toàn thế giới năm 1968 cũng như cuộc biểu tình chống toàn cầu hóa tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G8 năm 2007. Nét cũ trong các tác phẩm nhấn mạnh sự giàn trải thời gian cũng như những hiểu biết không hoàn toàn chính xác của chúng ta với những sự kiện quá khứ. Tông tác động lên các tác phẩm tạo nên hiệu ứng méo hình và làm người xem gặp khó khăn trong việc xác định rõ các sự kiện trong các bức ảnh. Chính sự mất phương hướng ấy giúp cho người xem diễn giải các tác phẩm theo một cách riêng.

Với tài hoa của mình, Tông liên kết, tạo nên một câu chuyện đồng nhất cho những chuỗi sự kiện cách mạng khác nhau từ các bức ảnh. Những vết ố và vết loang màu nhấn mạnh không khí lịch sử của buổi triển lãm trong khi những hoạ tiết chuyển động và hình khối hình học dày đặc mô phỏng cảm giác lan tỏa. Những lớp sơn dầu trở thành phương tiện để Tông truyền tải từng lớp nghĩa của các tác phẩm bên cạnh đó cũng tạo nên một cảm giác buâng khuâng nơi người xem. Hầu hết những dòng chữ trong các bức ảnh đều được tác động chỉnh sửa và đảo ngược như để nhắn gửi rằng liệu những hiểu biết, những thông tin truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác có còn giống như nguyên bản. Tông che đi danh tính nhân vật trong các tác phẩm và biến những nhóm người biểu tình thành các khối hình, đường nét mạnh mẽ ấn tượng thể hiện sức mạnh của đoàn thể, không tập trung vào một cá nhân riêng biệt nào.

Bằng phong cách đó, các tác phẩm lần này quay lại dòng lịch sử với những tổn thương và mất mát của những niềm tin vô thực. Từ đó đòi hỏi ta tự vấn về thực tại, những được và mất sau mỗi trận chiến. Hai từ “tự do” và “hòa bình” xuất hiện xuyên suốt buổi triển lãm giúp người xem đắn đo không chỉ về ý nghĩa của chúng mà còn về giá trị “vàng ròng” của những hi sinh mà thế hệ đi trước đã phải trả.

Thời gian triển lãm: 5/11/2016 – 5/1/2017

Tại: Saigon Domaine, Tầng Trệt, 1057 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh