Le Hien Minh and Cam Xanh’s duo installation take place in two neighboring rooms, each of which presents a different altar. Cam Xanh constructs a scene with a lone cross and Hien Minh, a Northern Vietnamese altar. No recognizable saints, ancestors or incense is in sight. The two artists’ attitude towards the conventional fixtures of worship departs from veneration and slides towards playfulness.

Hien Minh’s “balls” (or “hạt” in Vietnamese, the title of her work) are made from Vietnamese traditional Dó paper, which she crumples into shriveled little spheres. Dyed with pigment, these seemingly innocuous pickled-plum- like balls evoke a wrinkled and stale image of masculine pride. Hien Minh’s ball-filled jar parodies the “rượu thuốc” (medicinal liquor) jar commonly found in many Vietnamese males’ living room. Liquor made with animal parts like cobra heads or tiger testicles is traditionally believed to be a powerful organic Viagra for men. Though made by distilling dead beings, a method considered ghastly by some, medicinal liquor is highly regarded as an effective supplement of masculinity. Hien Minh looks at the eerie implication of masculinity, and her work explores what vanity and virility might look like to an observer of the patriarchy in Vietnam. The sheer number of hand-sculpted balls (numbering over 20,000) creates a scene of overwhelming abundance and power. Beyond gender, viewers are invited to meditate on the private process of the artistic maker and the astonishing amount of labor and time behind each work of art.

In the room next door, Cam Xanh unsettles Christian history by playing with form and language in her installation Tim (the Vietnamese word for ‘heart’). Her objects are minimalist – a human-sized cross and a prayer table, both made of plexiglass. There is no bible. The only texts to be seen are poems ethereally suspended between the layers of plexiglass along the cross and table surface. The rhythmic quality of Cam Xanh’s poetry, together with cloud-like patches of sheepskin scattered across the floor, fill the godless room with strange comfort. But in other ways, her plexiglass chapel remains inscrutable. Lines from her poem describe a fictional ending of the love story between the Son of God and Mary Magdalene (or the woman from Magdala in old Palestinian). The love affair which is not discussed in the Gospels has now been highlighted as the main act. In this reinvented "Last Temptation of Christ" episode, the artist switches the roles of the martyr and the disciple, envisioning a new religion in which love is disseminated in the form of stem-cells.

These two artists’ altars are atypical as they are not about reverence but liberation from the revered. Cam Xanh fabricates bold fictions on the identity of the martyred, while Hien Minh makes a canny altar for (or against) mythical heritage and virility. By re-examining and reinventing religious objects such as the acrylic glass cross or the altar brimming with paper balls, the artists pose unnerving questions about who and what has been idolized and venerated throughout history. Their altars both insinuate and destabilize the ideologies behind human devotion.

A Review by Quyen Nguyen

More articles:
http://artasiapacific.com/Magazine/WebExclusives/HatTim

Location: 103 Dong Khoi, District 1, Ho Chi Minh City

Tác phẩm sắp đặt đôi của Lê Hiền Minh và Cam Xanh được đặt trong trong hai căn phòng giáp nhau, mỗi nơi trình bày một bàn thờ riêng. Cam Xanh dựng cảnh với một thánh giá đơn độc, còn Hiền Minh sử dụng một bàn thờ kiểu miền Bắc Việt Nam. Cả hai đều không trưng bày bất cứ hình ảnh thánh thần, tổ tiên hay hương khói. Thái độ của hai nghệ sĩ 'đối với vật dụng thờ cúng thông thường không phải là sự thờ kính mà ngược lại, có chút chơi đùa.

Hiền Minh tỏ lòng kính trọng với một loạt các "hạt” (tên tác phẩm của cô) làm từ giấy Dó truyền thống Việt. Nghệ sĩ vò giấy thành từng quả cầu nhỏ nhăn nhúm. Nhuộm bằng bột màu, những hạt giấy trông tưởng như những quả mơ muối vô hại dường như gợi nên một hình ảnh của niềm tự hào nam tính có phần nhăn nheo và mốc meo. Bình rượu đầy hạt của Hiền Minh nhại lại hình thù của bình rượu thuốc phổ biến trong nhiều phòng khách của nam giới Việt . Rượu làm từ các bộ phận động vật như đầu rắn hổ mang hoặc tinh hoàn hổ được coi như là thuốc viagra hiệu quả cho nam giới. Hiền Minh quan tâm đến những ẩn ý xung quanh khái niệm nam tính, và tác phẩm của cô khám phá tính phù phiếm và hung dũng từ góc độ của một người quan sát chế độ gia trưởng. Riêng số lượng đáng kinh ngạc các hạt nặn bằng tay, 20.694, đã đủ tạo nên một cảnh tượng về sự dư dật và quyền lực áp đảo. Ngoài vấn đề về giới, người xem còn có thể suy niệm về quá trình riêng tư của người làm tác phẩm cũng như lượng thời gian và lao động khó tin đằng sau mỗi tác phẩm nghệ thuật.

Trong căn phòng bên cạnh, Cam Xanh đảo lộn lịch sử Kitô giáo bằng cách chơi với hình thức và ngôn ngữ trong tác phẩm sắp đặt Tim của cô. Các đồ vật cô dùng đều tối giản – một thánh giá cỡ lớn và bàn cầu nguyện, cả hai đều làm bằng chất liệu plexiglass. Không có kinh thánh nào ngoài những bài thơ hiện lên lơ lửng giữa hai lớp plexiglass trên thánh giá và mặt bàn. Sự nhịp nhàng trong thơ của Cam Xanh, cùng với tấm thảm lông cừu như mây rải khắp sàn nhà, tạp nên cảm giác thoái mái lạ lẫm cho người xem. Nhưng mặt khác, nhà nguyện plexiglass của cô vẫn chứa nhiều bí ẩn. Những dòng thơ kể về một kết thúc giả tưởng của chuyện tình giữa kẻ tử, nhà truyền giáo, con trai của Chúa, và Mary Magdalene (người đàn bà đến từ Magdala trong tiếng Palestine cổ), mà danh tính đã nhiều lần bị bôi nhọ trong kinh thánh. Tình yêu của họ gần như không được đề cập đến nay trở thành trọng tâm. Diễn biến gây cấn trong “Cám dỗ cuối cùng của Christ” đã đổi chỗ của kẻ tử, mở ra một tôn giáo mới mà ở đó tình yêu sẽ được nhân bản từ tế bào gốc.

Bàn thờ của hai nghệ sĩ không điển hình bởi chúng không được dựng lên với lòng tôn kính mà là hành động giải thoát khỏi những nhân vật được tôn kính. Cam Xanh thêu dệt nên những hư cấu về danh tính của kẻ tử vì đạo, còn Hiền Minh thiết kế một bàn thờ cho (hoặc chống lại) di sản và quyền lực mang yếu tố thần thoại. Bằng cách điều tra và tái tạo những vật thể tôn giáo như cây thánh giá thuỷ tinh acrylic hay chiếc bàn thờ đầy hạt giấy, các nghệ sĩ đặt ra câu hỏi táo bạo về những ai và những gì đã được thần tượng và tôn kính trong lịch sử. Bàn thờ của họ vừa ám chỉ vừa làm lung lay những ý thức hệ đằng sau sự sùng kính của con người.

Bài viết bởi Quyên Nguyễn

Các bài khác:
http://artasiapacific.com/Magazine/WebExclusives/HatTim

Thời gian triển lãm: 13/5 – 30/6/2016

Tại: 103 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh