“The vacant chair” is a solo exhibition of artist Bang Nhat Linh.

Bang Nhat Linh is a visual artist who is also a collector of war memorabilia. The primary concerns and inspiration for his artistic practice is human beings. This exhibition is part of Linh’s long term practice, in which, the whole process reflects “the surveys into the depths of memories, history, submerged psychological spaces, and of oblivion…”, in which “war memorabilia are taken from their original contexts to be placed within a new context, or they are positioned in a relationship with human as communicable and interactive objects…”

 “The vacant chair” is a multi-layered video installation. It is an intimate narrative, whereby social issues derived from modern history of a turbulent Vietnam are unveiled: the wounds, tolerance, optimism, as well as the special relationship amongst those who remain. From a broader angle, it suggests an universal sense of existence and death, particularly the limited nature of the human race…On the other hand, through the act of transforming a powerful symbol of war into a symbol of love and loss, the work steps out of its geographical context to tell a universal story of all humanity. “The vacant chair”, therefore, is a song of humanity, and for humanity…

*“The vacant chair” is a popular song during the American Civil War written by George F. Root in 1861 based on a poem by Henry S. Washburn. The song signifies the loss and emptiness of those who lost their loved ones in the Civil War, it specially gained empathy from both the North and the South of the United States during the war.

This is version 2/2 of the artwork, currently on display in this show after exhibiting at Nha San Collective (Hanoi) in September, 2015 (curated by Le Thuan Uyen). Version 1/2 was presented in Exhibition “Mien Meo Mieng” at Builmusset, Umea, Sweden (curated by Tran Luong).

Location: 103 Dong Khoi, Dist. 1, Ho Chi Minh City

About the artist:

Bang Nhat Linh was born in 1983 in Hanoi. Linh is amongst the most talented and active artists of his generation. In 2014, he was featured, in a book that examines the Vietnamese art scene and 9 outstanding local artists born in 1980s: “Art and Talents” as “having an unique artistic identity, different from other colleagues of his generation…”.

 

 

“Chiếc ghế trống” là trưng bày cá nhân của nghệ sĩ Bàng Nhất Linh.

Bàng Nhất Linh là một nghệ sỹ thị giác, đồng thời là một người sưu tập kỷ vật chiến tranh. Mối quan tâm và cảm hứng xuyên suốt trong các thực hành nghệ thuật của anh tập trung vào thân phận con người. Triển lãm nằm trong một dự án dài trong nhiều năm của Linh, với mỗi dự án như “những khảo sát vào tầng sâu của kí ức, lịch sử, của những không gian tâm lí đã chìm khuất, của sự lãng quên…” trong đó ”những đồ vật từ chiến tranh đôi khi được tách khỏi ngữ cảnh gốc của chúng để nằm trong một bối cảnh mới, hay được đặt trong mối quan hệ với con người như những đối tượng có thể tương tác và đối thoại…”

 “Chiếc ghế trống” là một sắp đặt-video nhiều lớp nghĩa. Nó giống như một tâm sự, mà qua đó những vấn đề xã hội có nguồn gốc từ lịch sử hiện đại nhiều thăng trầm của Việt Nam được mở ra: vết thương chiến tranh, lòng bao dung, cái nhìn tích cực hướng về tương lai, cũng như mối quan hệ đặc biệt giữa những người còn lại. Ở góc nhìn rộng hơn, nó gợi ra những cảm thức phổ quát như sự tồn tại, cái chết, và sự hữu hạn của con người… Mặt khác, qua hành động biến chuyển một biểu tượng của sức mạnh chiến tranh trở thành một biểu tượng của tình thương và sự mất mát; tác phẩm bước ra khỏi bối cảnh địa lý mà nó khởi phát để trở thành một câu chuyện chung của con người. “Chiếc ghế trống” là bản nhạc nhân văn của con người, và cho con người…

* “Chiếc ghế trống” là một bài hát nổi tiếng vào thời nội chiến Mĩ được sáng tác bởi George F. Root vào năm 1861 trên cảm hứng từ bài thơ của Henry S. Washburn. Bài hát là tâm trạng mất mát và trống vắng của những người bị mất đi người thân trong cuộc nội chiến Mĩ, nó đặc biệt bởi được đồng cảm ở cả miền Bắc và miền Nam nước Mĩ trong thời nội chiến.

Đây là phiên bản 2/2 của tác phẩm, được tiếp tục triển lãm tại đây sau khi triển lãm tại Nhà Sàn Collective vào tháng 9.2015 (Curate bởi Lê Thuận Uyên). Version 1/2 đã được trưng bày trong triển lãm “Miền Méo Miệng” tại bảo tàng Bildmuseet- Thụy Điển (curate bởi Trần Lương).

Thời gian triển lãm: 18/12/2015 – 17/1/2016

Tại: 103 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Về tác giả: Bàng Nhất Linh sinh năm 1983 tại Hà Nội, anh được giới thiệu như là một trong số những nghệ sỹ có “nghệ thuật và cá tính nghệ sỹ chứa đựng nhiều điểm nổi bật, khác biệt so với các đồng nghiệp cùng thế hệ…” trong cuốn sách “Nghệ thuật và Tài năng” – cuốn sách xuất bản năm 2014 viết về bối cảnh nghệ thuật thị giác Việt Nam và 9 nghệ sỹ thế hệ 1980’s tiêu biểu.